Khóa cửa thông minh là dòng khóa cửa điện tử có ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh trắc học nhận diện gương mặt, công nghệ nhận vân tay trong việc đóng mở, quản lý và kiểm soát khóa cửa.
Chính vì sự tiện dụng, an toàn và thông minh nên dòng khoá cửa thông minh ngày càng có nhiều người tin dùng, và mở ra thị trường khoá vân tay khá sôi động tại Việt Nam.
Chúng tôi chia sẻ dưới đây những góc nhìn thực tế về thị trường khoá vân tay để mọi người tự có đánh giá cho riêng mình về các thương hiệu khoá, cũng như tự đặt ra các tiêu chí khi chọn lựa thương hiệu khoá:
1. Nguồn gốc khoá vân tay
Tất cả các thương hiệu khoá vân tay đang tồn tại trên thị trường Việt Nam, đa số đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các bạn dễ dàng nhận thấy mẫu mã, hình dáng của các dòng khoá này gần như giống nhau giữa các nhà cung cấp và chỉ có cái logo thương hiệu là khác nhau.
Các thương hiệu điện tử lớn, mang tầm toàn cầu, đến từ các nước phát triển, gần như chưa trực tiếp sản xuất bất kỳ thành phần nào của chiếc khoá vân tay tại thị trường Việt Nam cả.
Cùng mẫu mã nhưng thương hiệu khác nhau sẽ có giá bán chênh lệch khác nhau. Các thương hiệu lớn thường giới hạn về mẫu mã và chức năng tiện ích; các thương hiệu ít tên tuổi hơn thì đa dạng về mẫu mã, tích hợp nhiều tính năng tiện ích, an toàn.
2. Tính minh bạch của thương hiệu, đơn vị cung cấp.
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu khoá cửa điện tử trên thị trường, nhưng tính minh bạch của thương hiệu thì lại rất mập mờ.
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận được một danh sách dài các thương hiệu hay các đại lý bán hàng, nhưng thường lại có rất ít thông tin về tổ chức hay pháp nhân nào bảo chứng, sở hữu và chịu trách nhiệm cho thương hiệu tương ứng.
Chúng ta thường được các điểm bán hàng giới thiệu về sản phẩm thương hiệu cửa Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Úc… nhưng thường không cung cấp được thương hiệu thuộc sở hữu công ty nào, văn phòng đại diện ở đâu, trung tâm bảo hành chính hãng tại chỗ nào.
3. Trung tâm dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng
Trung tâm bảo hành.
Trung tâm dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng khi có sự cố phát sinh.
Đội ngũ hỗ trợ dịch vụ khách hàng.
Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ.
Những thực thể thiết thực nhất để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sau khi mua hàng.
4. Sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng – tính năng yêu cầu – giá trị sử dụng – giá bán
Nên tập trung vào những nhu cầu cốt lõi của sản phẩm trước và sau bán hàng, hơn là quá chú tâm vào thương hiệu, công nghệ hay những tư vấn của người bán hàng.