OEM là gì

OEM là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer (tạm dịch: nhà sản xuất thiết bị gốc) được định nghĩa là một công ty có hàng hóa được sử dụng làm thành phần trong sản phẩm của một công ty khác. Hoặc hiểu rộng hơn, một công ty sản xuất, sản xuất ra sản phẩm theo đơn đặt hàng của một công ty khác. Ở đó, Công ty sản xuất không phải là công ty sở hữu thương hiệu hay nhãn hàng; Công ty sở hữu thương hiệu, nhãn hàng không phải là công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để bán. Và hàng hoá được OEM có thể là thành phần (bán thành phẩm) hoặc là thành phẩm.

Lợi ích của mô hình OEM?

Trong nền kinh tế hiện đại, mô hình OEM được biết đến và áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Xét ở một cách tiếp cận đơn giản, :

  • Phân công và chuyên môn hoá: Giữa sản xuất và thương mại.
    • Sản xuất: chuyên môn hoá về công nghệ sản xuất, dây chuyền sản xuất, quản lý sản xuất.
    • Thương mại: chuyên môn hoá về tài chính, kinh doanh, marketing (xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hàng, kênh phân phối).

Mọi người có thể tìm hiểu thêm về ODM, nguồn nguyên liệu, nhân công để hiểu hơn vì sao Trung Quốc được mệnh danh là Công Xưởng của Thế Giới.

  • VAR (Valua Added Reseller): theo cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu rằng bằng cách tăng cường hoặc kết hợp các tính năng hoặc dịch vụ, công ty đặt OEM sẽ tăng thêm giá trị cho mặt hàng ban đầu.

Theo cách tiếp cận này, các bạn sẽ hiểu vì sao một đôi giày NIKE được OEM tại Việt Nam giá thành sản xuất không tới 10 USD nhưng được bán ra với giá vài trăm USD.

Những ví dụ về OEM?

Foxconn là một công ty điện tử của Đài Loan chuyên sản xuất các bộ phận và thiết bị cho các công ty khác như Apple, Dell, Google, Huawei và Nintendo.

Gần hơn, Uniclever, P&G là những tập đoàn có tiếng về hàng tiêu dùng, nhưng sản phẩm của họ gần như thuê nhà máy sản xuất một phần hoặc toàn phần trên khắp các quốc gia trên thế giới.

Các nhãn hàng kem đánh răng, bột giặt, dầu gội đầu … có thể được sản xuất bởi cùng một nhà máy, nhưng giá bán của từng nhãn hàng lại có khác biệt rất lớn.

Các bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm về VAR ở đây.

Xpower technology

 

 

One thought on “OEM là gì

  1. Pingback: VAR là gì? – Xpower Technology

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0941092490